Tìm hiểu về quy trình và phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nguồn nước gặp nhiều vấn đề về chất lượng, màu sắc cũng như mùi vị. Chính vì vậy nếu đem trực tiếp nguồn nước này xả thải ra ngoài sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Do đó, việc vận hành những hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là vô cùng cần thiết để  đảm bảo nước đủ tiêu chuẩn xả thải. Vậy cụ thể việc vận hành này được diễn ra với quy trình như thế nào và phương pháp xử lý là gì?

Nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Công ty giày Taekwang Vina (1000 m3/ngày)

Nước thải sinh hoạt được hiểu là nước đã qua sử dụng

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt được hiểu là nước đã qua sử dụng để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt. Các hoạt động này có thể bao gồm:

  • Tưới tiêu
  • Cọ rửa chuồng trại
  • Nước dùng cho hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh
  • Nước dùng cho hệ thống phòng bếp phục vụ nấu ăn chế biến thực phẩm

Nước sau khi sử dụng cho hoạt động sinh hoạt sẽ bị suy giảm về  chất  lượng và độ tinh khiết. Nguồn nước này sẽ bắt đầu xuất hiện các vấn đề về:

  • Màu sắc
  • Mùi
  • Vị
  • Độ sạch và độ tinh khiết
  • Thậm chí trong nước có thể chứa một phần các thành phần độc hại

Vì sao cần xử lý nước thải sinh hoạt?

Nhiều người cho rằng nước thải sau khi đã sử dụng xong có thể xả thải đi ngay. Việc xử lý nước được chi là không cần thiết. Tuy nhiên điều này không hề đúng. Trên thực tế, việc xử lý và lọc nước thải sinh hoạt là vô cùng quan trọng. Lý do được đưa ra là gì?

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sẽ được tái sử dụng cho những mục đích khác

Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sẽ được tái sử dụng cho những ứng dụng khác

Lý do đầu tiên khiến cho nước thải sinh hoạt cần được xử lý chính là nguồn nước này sẽ được tận dụng tái dùng cho những hoạt động khác. Nước thải sau khi được đổ ra các khu vực chứa bao gồm có sông hồ, ao,… sẽ trở thành nguồn nước mặt để ứng dụng vào nhiều hoạt động khác. Cụ thể các hoạt động này bao gồm có:

  • Cung cấp nước cho sản xuất
  • Hoặc cung cấp ngược trở lại cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Chính vì vậy nếu nước thải không được xử lý bạn sẽ không thể tận dụng được nguồn nước này. Điều này sẽ khiến tài nguyên nước bị lãng phí đi rất nhiều. Trong khi dds nếu nước không được tái sử dụng thì trữ lượng nước trong tự nhiên cứ thế bị “tiêu dùng hết” và nó sẽ không đủ để cung cấp cho các hoạt động hàng ngày.

Nước thải sinh hoạt sẽ tác động trực tiếp đến chất  lượng tài nguyên nước và môi trường nói chung.

Nước thải sinh hoạt, như chúng ta vừa đề cập ở trên, chúng khi xả thải sẽ được xả vào các sông, hồ ao suối. Như vậy nguồn nước sạch tự nhiên sẽ phải tiếp nhận thêm một nguồn nước đã qua sử dụng. Nếu nguồn nước đã qua sử dụng này không được xử lý, chúng sẽ trở nên bị ô nhiễm thậm chí là có chứa cả các hóa chất độc hại. Và điều này sẽ khiến cho chất lượng của nguồn nước sạch vô tình cũng bị suy giảm đi.

Từ đó chúng ta có thể hình dung một cách cụ thể rằng nước xả thải có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nguồn nước. Tuy nhiên, tùy vào chất lượng của nguồn nước này mà sự ảnh hưởng đó là tốt hay xấu. Và mục đích của chúng ta khi xử lý nước thải sinh hoạt chính là để tạo ra ảnh hưởng tốt nhằm giúp bảo vệ nguồn nước và môi trường của chúng ta.

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt sẽ tác động trực tiếp đến chất  lượng tài nguyên nước và môi trường nói chung.

Có những phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt nào?

Hiện nay, chúng ta có khá nhiều những phương pháp được đưa ra để xử lý nguồn nước thải sinh hoạt. Vậy cụ thể những phương pháp này là gì?

Phương pháp xử lý nước thải sinh học

Xử lý nước thải sinh học là một trong những phương pháp xử lý nước thải trong sinh hoạt được ứng dụng khá phổ biến hiện nay. Phương pháp này có ưu điểm là an toàn và giá thành lại rẻ.

Xử lý nước thải sinh học

Xử lý nước thải sinh học là một trong những phương pháp xử lý nước thải trong sinh hoạt được ứng dụng khá phổ biến hiện nay

Phương pháp xử lý hóa học

So với phương pháp xử lý sinh học, phương pháp xử lý hóa học cho hiệu quả xử lý nhanh chóng hơn. Đồng thời hiệu quả lọc cũng cao hơn cùng công suất lọc lớn. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian và hệ thống vận hành một cách vô cùng ổn định, năng suất.  Tuy nhiên giá thành để đầu tư cho phương pháp này lại khá đắt đỏ nên mọi người thường cân nhắc khá nhiều trước khi sử dụng.

Phương pháp xử lý cơ học

Đây là phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản nhất. Chúng sẽ tập trung loại sạch những tạp chất và cáu cặn có kích thước và tỷ trọng lớn. Để có thể vận hành xử lý nước, phương pháp cơ học sẽ sử dụng đến:

  • Lưới lọc rác
  • Bể lắng lọc nước
  • Bể tách dầu để xử lý nước thải.
phương pháp hóa lý

Một phương pháp nữa cũng được sử dụng để xử lý nước thải trong sinh hoạt chính là phương pháp hóa lý

Phương pháp xử lý hóa lý

Một phương pháp nữa cũng được sử dụng để xử  lý nước thải trong sinh hoạt chính là phương pháp hóa lý. Phương pháp này dựa trên nguyên lý keo tụ, tạo lắng và kết tủa lại những cặn bẩn để xử lý nước một cách toàn diện nhất. Vôi, phèn nhôm và phèn chua sẽ được đưa vào hệ thống xử lý theo phương pháp hóa lý để đẩy nhanh quá trình keo tụ  kết tủa cáu cặn.

Quá trình xử lý nước thải sinh hoạt diễn ra như thế nào?

Quá trình xử lý nước thải trong sinh hoạt diễn ra gồm có 8 bước. Cụ thể quy trình này sẽ tiến hành như sau:

  • Bước 1: Bơm nước thải sinh hoạt vào trong hệ thống xử lý nước thải
  • Bể thu dầu mỡ
  • Bước 2: Bể điều hòa tiếp nhận nước và tiến hành sục khí vào nước sau đó vận chuyển dòng nước đến quá trình xử lý tiếp theo
  • Bước 3: Nước được đưa vào bể thiết khi để diễn ra quá trình nitrat hóa. Các chất hữu cơ trong nước sẽ được phân hủy thành khí CO2, H2O, CH4,… đồng thời hàm lượng BOD cũng giảm theo.
  • Bước 4: Các vi sinh vật trong bể hiếu khí tiếp tục thực hiện quá trình phân hủy  các chất hữu cơ trong nước. Quá trình này được diễn ra nhằm đảm bảo lượng  BOD trong nước không vượt quá ngưỡng 5mg/l.
  • Bước 6: Bể lắng sẽ tiếp nhận nước và thực hiện quá trình lắng cặn bùn, tạp chất trong nước.
  •  
  • Bước 7: Bể chứa bùn tiếp tục tiếp nhận nguồn nước thải và xử lý để lọc lại nước thêm lần nữa.
  • Bước 8: Nguồn nước thải cuối cùng sẽ trải qua bước khử trùng trước khi được xả thải ra ngoài.
Quá trình xử lý nước thải sinh hoạt

Quá trình xử lý nước thải sinh hoạt diễn ra như thế nào?

Trên đây là toàn bộ quá trình diễn ra trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc. Những công nghệ và phương pháp sử dụng trong quá trình xử lý cũng đã được đề cập chi tiết. Mong rằng qua đây bạn sẽ hiểu rõ hơn về hoạt động của hệ thống để có thể ứng dụng vận hành chúng tốt nhất. Nếu bạn còn bất kỳ vấn đề gì muốn được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi hoặc truy cập vào website https://toana.vn/ để được tư vấn chi tiết nhé.