
Nước thải nuôi trồng thủy sản là nguồn nước thải có trữ lượng rất lớn. Bởi lẽ ngành nuôi trồng thủy sản tại nước ta đang được đầu tư phát triển rất lớn. Quy mô nuôi trồng thủy sản cũng rất rộng. Do đó, vấn đề xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản vô cùng được quan tâm. Vậy bạn có biết đến công nghệ phản ứng xúc tác điện hóa trong xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về hiệu quả của công nghệ này nhé.
Tổng quan về tình hình nước thải nuôi trồng thủy sản tại nước ta hiện nay
Trước khi đề cập chi tiết đến công nghệ phản ứng xúc tác điện hóa trong xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản, chúng ta cần tìm hiểu đôi chút về loại nước thải này. Có nhu vậy khi tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải chúng ta mới có thể hiểu rõ hết tính ưu việt của nó.

So với trữ lượng của những loại nước thải khác, nguồn nước thải của ngành nuôi trồng thủy sản chỉ hơn chứ không kém
Trữ lượng nước thải nuôi trồng thủy sản là vô cùng lớn
So với trữ lượng của những loại nước thải khác, nguồn nước thải của ngành nuôi trồng thủy sản chỉ hơn chứ không kém. Tính riêng nguồn nước nuôi cá, tôm không thôi đã là một lượng nước khổng lồ. Đó là còn chưa kể, khu vực nuôi trồng đó còn phải lọc nước, thay nước cùng với lượng nước thải từ quá trình vệ sinh các trang thiết bị cùng một số nguồn xả thải khác.
Mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải này không hề nhỏ
Nhiều người cho rằng nguồn nước thải của ngành nuôi trồng thủy sản không có mức độ ô nhiễm cao. Tuy nhiên, thực tế không hề như vậy. Nước thải của quá trình nuôi trồng thủy sản mặc dù không có độ ô nhiễm quá cao về mặt thị giác. Tuy nhiên mức độ nhiễm độc của chúng không hề nhỏ.
- Trong nguồn nước thải này, hàm lượng BOD, COD lẫn tạp là rất cao
- Không chỉ vậy, hàm lượng các chất hóa học độc hại như nitơ và các chế phẩm sinh học là không hề nhỏ.

Mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải này không hề nhỏ
Tính chất của nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản
Nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản có thể được chia là 2 loại để nhận diện và xử lý dễ dàng. Cụ thể chúng ta có nguồn nước thải nuôi tôm và nguồn nước thải nuôi cá.
Nguồn nước thải nuôi tôm
Nguồn nước thải nuôi tôm chứa rất nhiều hàm lượng nitơ, photpho và một số những chất dinh dưỡng khác. Đây có thể là nguồn tạp chất được tạo ra do dư thừa trong quá trình cho thủy sản ăn. Ngoài ra, nguồn nước thải này còn có chứa methanol, amoniac, BOD, COD. Sự lắng bùn trong nguồn nước thải này cũng là một vấn đề cần được tập trung trong quá trình xử lý.
Nguồn nước thải nuôi cá
Do cá ăn ít hơn tôm nên lượng thức ăn cho cá lúc nào cũng bị dư thừa một lượng cao trong khu vực nuôi trồng. Điều này khiến cho nguồn nước thải từ hoạt động nuôi trồng cá chứa rất nhiều những hợp chất hữu cơ gây hại có thể phân hủy. Từ đó, tạo ra nhiều những tạp chất trong nước khi quá trình phân hủy chưa kịp diễn ra. Cùng với đó, chúng cũng sẽ tạo thành rác thải dưới đáy, tạo ra môi trường cho rất nhiều vi sinh vật có hại phát triển.

Nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản có thể được chia là 2 loại để nhận diện và xử lý dễ dàng.
Giải pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng phản ứng xúc tác điện hóa
Hiện nay có rất nhiều những phương pháp giải pháp được ứng dụng để xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản. Mỗi một phương pháp sẽ có những đặc điểm, ưu, nhược nhất định để phù hợp với những nguồn thải khác biệt.
Trong rất nhiều những phương pháp này, công nghệ xử lý bằng phản ứng xúc tác điện hóa đang được xem là giải pháp tối ưu nhất cho dây chuyền xử lý nước thải. Vậy công nghệ này thực chất là gì? Nó có những ưu, nhược điểm gì? Cơ chế vận hành và nguyên lý hoạt động của công nghệ diễn ra như thế nào?
Công nghệ xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng phản ứng xúc tác điện hóa là gì?
Thực ra ngay từ tên gọi bạn đã có thể hình dung dễ dàng ra công nghệ này là gì. Hiểu nôm na thì công nghệ này chính là phương pháp tận dụng điện hóa để phân hủy các hợp chất hữu cơ và xử lý các vấn đề chất độc hại, hợp chất hóa học trong nguồn nước thải.

Công nghệ xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng phản ứng xúc tác điện hóa là gì?
Đây hiện đang là công nghệ mới và được ưu tiên lựa chọn ứng dụng bởi rất nhiều cơ sở nuôi trồng. Lý do tạo nên điều này là nhờ vào những ưu điểm vượt trội của chính phương pháp này. Vậy cụ thể những ưu điểm của xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng phản ứng xúc tác điện hóa là gì?
Ưu điểm của công nghệ phản ứng xúc tác điện hóa
Như chúng ta vừa đề cập ở trên, những ưu điểm đa dạng của phản ứng xúc tác điện hóa chính là nhân tố khiến cho nó được ứng dụng rộng rãi. Chi tiết những ưu điểm này sẽ được đề cập ngay sau đây.
Chi phí đầu tư và vận hành thấp
Ưu điểm đầu tiện cần phải kể đến của công nghệ này chính là ưu điểm về giá thành. So với những công nghệ xử lý nước thải ở thời điểm hiện tại, công nghệ này có chi phí đầu tư không hề đắt đỏ. Chi phí cho nguyên vật liệu, vận hành hay thuê nhân công cũng không cao vì hệ thống có thể tự động thực hiện các quá trình một cách rất ổn định.

Ưu điểm đầu tiên cần phải kể đến của công nghệ này chính là ưu điểm về giá thành.
Ưu điểm hiệu năng hoạt động.
Ngoài những ưu điểm về mặt chi phí, công nghệ này vẫn còn rất nhiều những ưu điểm ưu việt khác. Cụ thể về hiệu năng hoạt động, phản ứng xúc tác điện hóa trong quá trình xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản sẽ:
- Chỉ tập trung xử lý nước trong ao, hồ mà không hề gây ảnh hưởng đến các sinh vật sinh sống trong khu vực nuôi trồng
- Nguồn nước sau khi được xử lý bằng công nghệ này có thể được tái sử dụng trực tiếp ngay nên khiến cho việc thay nước là không cần thiết và việc gián đoạn trong nuôi trồng sẽ không xảy ra.
- Quá trình vận hành diễn ra tự động ổn định, bạn chỉ cần làm sạch định kỳ cho thiết bị mà không cần xử lý can thiệp nào khác.
- Việc xử lý nước thải diễn ra vô cùng sạch và các vấn đề được giải quyết tối ưu trong thời gian nhanh chóng.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ là gì?
Nguyên lý vận hành xử lý nước thải của hệ thống này là sử dụng các phản ứng oxy hóa từ nhóm gốc tự do hydroxyl để tạo ra những tác động mạnh, nhanh trong thời gian ngắn. Từ đó giúp loại bỏ các vấn đề về nồng độ muối mặn, các nhóm chất hữu cơ và các hợp chất hóa học độc hại một cách tối ưu nhất.

Nguyên lý vận hành xử lý nước thải của hệ thống này là sử dụng các phản ứng oxy hóa từ nhóm gốc tự do hydroxyl để tạo ra những tác động mạnh
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc về công nghệ xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản. Hy vọng bạn đọc sẽ tham khảo, cân nhắc và có thể suy nghĩ lựa chọn phương pháp này để ứng dụng trong hoạt động nuôi trồng của hộ gia đình để tạo ra hiệu quả dây chuyền tối ưu nhất. Nếu bạn cần thêm thông tin tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi hoặc truy cập vào địa chỉ website https://toana.vn/ để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất nhé.
Leave a Reply