Nước thải nói chung và nước thải chăn nuôi nói riêng chính là những nguồn xả thải tất yếu được tạo ra. Bởi để có thành phẩm thì phải có “rác thải”. Tuy nhiên nguồn xả thải này có trữ lượng lớn, thêm vào đó, chúng sẽ được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc sẽ được tận dụng để tái dùng trong các hoạt động khác. Chính vì vậy mà nguồn nước thải cần phải đạt được quy chuẩn xử lý nước thải chăn nuôi nhất định để không gây ra ô nhiễm hay tác động xấu đến sức khỏe.
Nước thải chăn nuôi chúng là nước được tạo ra sau khi đã được ứng dụng phục vụ cho các hoạt động trong chăn nuôi
Quy chuẩn mới về tiêu chuẩn nước thải chăn nuôi cần đáp ứng sau xử lý
Như chúng ta vừa đề cập ở trên, nguồn nước thải nói chung và nước thải chăn nuôi nói riêng sẽ được:
- Xả thải ra môi trường (trên hệ thống nguồn nước ngầm hoặc nguồn nước mặt hiện có)
- Hoặc được tận dụng để tái sử dụng phục vụ các hoạt động sinh hoạt hoặc sản xuất khác.
Tất nhiên trước khi được ứng dùng theo 1 trong 2 hướng này, nước thải cần được lọc xử lý và đạt một tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Vậy quy chuẩn xử lý nước thải chăn nuôi này là gì?
Những vấn đề tồn tại ở nguồn nước thải từ hoạt động chăn nuôi
Trước khi đề cập đến quy chuẩn xử lý nước thải ngành chăn nuôi, chúng ta cần phải tìm hiểu đôi chút về nguồn nước này. Những vấn đề cần được nhận diện thì mới có cơ sở để bạn hiểu rõ về quy chuẩn xử lý nước thải. Nước thải chăn nuôi chúng là nước được tạo ra sau khi đã được ứng dụng phục vụ cho các hoạt động trong chăn nuôi. Cụ thể bao gồm như:
- Vệ sinh chuồng trại
- Tắm cho gia súc
- Nước thải của gia cầm, gia súc tạo ra
- Nước vệ sinh trang thiết bị, đồ dùng trong chăn nuôi gia súc.
Ngoài ra, nguồn nước thải sinh hoạt tại các cơ sở chăn nuôi cũng sẽ được xem là nguồn nước thải chăn nuôi để tham gia cùng 1 quá trình xử lý. Nước thải chăn nuôi chiếm trữ lượng xả thải lớn. Trong đó, ngành chăn nuôi heo, gà, vịt chiếm tỷ trọng cao hơn cả. Không chỉ có trữ lượng lớn mà chất lượng nước thải này ban đầu cũng rất xấu và gặp nhiều vấn đề.
Mặc dù không có quá nhiều các hóa chất gây hại tồn dư trong nước thải chăn nuôi, tuy nhiên mức độ ô nhiễm của nước tạo nên bởi các hợp chất hữu cơ, mùi và màu nước chính là hai vấn đề nghiêm trọng nhất.
Quy chuẩn về tiêu chuẩn nước xả thải từ hoạt động chăn nuôi hiện nay là gì?
Quy chuẩn về tiêu chuẩn nước xả thải từ hoạt động chăn nuôi
Bất kỳ một loại nước thải nào khi được đưa ra môi trường hoặc tái sử dụng đều phải đáp ứng những tiêu chuẩn, quy định nhất định mà ban ngành liên quan đã đề ra. Hiện tại, Bộ tài nguyên và môi trường đã ban hành quy chuẩn nước thải chăn nuôi heo, bò, ngan, gà,… QCVN 62 – MT:2016/BTNMT.
Và quy chuẩn này hiện đang được áp dụng như là một tiêu chuẩn mới nhất trong xử lý nước thải. Theo đó, nội dung của quy chuẩn 62 này đưa ra công thức xác định chỉ số ô nhiễm của nguồn nước thải phải được hạ xuống mức thấp nhất đối với riêng từng thông số của nguồn nước.
Cụ thể công thức này như sau: Cmax= C. Kq. Kf
Trong đó:
- C là giá trị các thông số ô nhiễm (Cmax là thông số ô nhiễm tối đa mà nước thải sau khi xử lý có thể đạt được)
- Kq là hệ số của nguồn tiếp nhận nước thải
- Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải.
Những phương pháp được áp dụng trong xử lý nước thải chăn nuôi
Hiện nay, có rất nhiều những phương pháp được áp dụng để xử lý nước thải chăn nuôi. Mặc dù phương thức vận hành xử lý không giống nhau và hiệu quả cuối cùng cũng có sự khác biệt tuy nhiên khả năng xử lý của chúng về cơ bản là ổn định. Chính vì vậy mà những phương pháp này vẫn đang được sử dụng như là những giải pháp khá tốt trong quy trình này.
Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng biogas
Sử dụng biogas để xử lý nước thải chăn nuôi là một mô hình, phương pháp vô cùng nổi bật khoảng 7-9 năm trước đây. Lúc đó, mọi người bắt đầu nhận ra được tính hiệu quả và khả năng tận dụng nguồn xả thải sau khi được xử lý biogas khá tốt. Chính vì vậy mà mô hình này dường như đã trở thành một xu thế. Đến thời điểm hiện tại, phương pháp này vẫn còn được nhiều hộ gia đình và các trang trại sử dụng.
Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng biogas
Hầm biogas xử lý nước thải chăn nuôi còn được biết đến là hầm phân hủy yếm khí. Khi nguồn nước thải và nguồn thải hữu cơ từ quá trình chăn nuôi sẽ được đi theo một đường dẫn và đưa xuống hầm phân hủy. Tại đây chúng được xử lý về mùi, phân hủy tốt các hợp chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành nhiên liệu đốt để tái sử dụng.
Tuy nhiên việc xử lý nguồn thải này bằng hầm biogas lại không xử lý được tối ưu các hợp chất hóa học độc hại trong nước bao gồm có Nitơ, Photpho, thông số COD,… Chính vì vậy nguồn nước thải này sau khi được xử lý bằng hầm biogas mà không sử dụng được hết nhiên liệu tạo ra phải tiếp tục được xử lý trước khi xả thải ra môi trường.
Phương pháp xử lý nước thải bằng lọc sinh học
Lọc sinh học là phương pháp xử lý được áp dụng rộng rãi cho rất nhiều nguồn nước thải khác nhau và nước thải chăn nuôi cũng nằm trong số đó. Theo đó, bể hiếu khí, kỵ khí sẽ được sử dụng như là một “công cụ” hỗ trợ chính để phương pháp lọc sinh học diễn ra.
Nước được đưa vào bể hiếu khí để được bổ sinh các sinh vật hiếu khí dồi dào cũng như được tiếp O2 liên tục. Bằng cách này nước sẽ được sục khí và thực hiện chu trình lưu lắng cặn bẩn, tạp chất cũng như các chất hữu cơ.
Phương pháp xử lý nước thải bằng lọc sinh học
Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng bùn hoạt tính hiếu khí và hiếu khí kết hợp nằm trong phương pháp sinh học (sinh học bao gồm hiếu khí, kỵ khí, thiếu khí)
Đây là phương pháp hỗ trợ xử lý nước thải chăn nuôi có tính hiệu quả khá cao và chúng đang được ứng dụng bổ sung vào các mô hình xử lý cũ trước đây. Phương pháp này được tiến hành dựa trên hai quá trình, bao gồm nitri hóa và khử nitrat.
- Quá trình nitrat hóa có nhiệm vụ ở ngăn hiếu khí để bổ sung sục khí thực hiện quá trình lắng, lưu các tạo chất và hữu cơ gây hại trong nước thải
- Quá trình nitrat khử có nhiệm vụ ở ngăn thiếu khí để thực hiện nhiệm vụ khử một cách mạnh mẽ nhất.
Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng bùn hoạt tính hiếu khí và hiếu khí kết hợp
Phương pháp đệm lót sinh học
Ngoài những phương pháp trên, phương pháp đệm lót sinh học cũng được sử dụng như là một phương pháp xử lý nước thải ngành chăn nuôi vô cùng hiệu quả. Theo đó, đệm lót sinh học sẽ được tạo nên bằng trấu, mùn cưa và một số chế phẩm có khả năng lên men khác.
Tấm đệm lót này sẽ có nhiều vi sinh vật có lợi cùng các nhân tố sinh học có khả năng lọc giúp cho quá trình xử lý nước thải về cơ bản sẽ cosl hiệu quả khá tốt trong việc khử mùi, phân hủy các hợp chất hữu cơ. Đặc biệt chi phí còn khả tiết kiệm.
Phương pháp đệm lót sinh học
Trên đây là một số những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề xử lý nước thải chăn nuôi cũng như là những phương pháp xử lý được ứng dụng hỗ trợ hiệu quả cho quá trình này. Bạn đọc tham khảo nếu còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc, cần được tư vấn và giải đáp, hãy liên hệ với Công ty cổ phần môi trường Toàn Á để được hỗ trợ tốt nhất nhé. Ngoài ra bạn đừng quên truy cập vào địa chỉ website https://toana.vn/ để tham khảo các công trình và sản phẩm của chúng tôi nhé.