Xử lý làm mềm nước cho lò hơi – vai trò và cơ chế hoạt động

Làm mềm nước lò hơi

Các nguồn nước cung cấp cho dây chuyền xử lý lọc nước hiện nay đều gặp khá nhiều vấn đề như: nhiều tạp chất, cáu cặn, màu, mùi và nước cứng. Để xử lý các tạp chất và cáu cặn lắng trong nước, các bộ lọc đã được thiết đặt trong dây chuyền với số lượng 2 đến 3 lõi lọc. Còn để xử lý nước cứng thì hệ thống làm mềm nước đã được sử dụng đến. Vậy bạn có biết hệ thống này tiến hành làm mềm nước như thế nào?

Nước cứng là gì?

Như chúng ta vừa đề cập ở trên nước cứng là 1 trong những vấn đề xảy ra ở nguồn nước đầu vào. Và để xử lý nước cứng này nên hệ thống làm mềm nước lò hơi mới được thiết đặt trong dây chuyền hệ thống. Vậy nước cứng này  là gì?

nước cứng

Khi lượng cation canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) trong 1 lít nước có hàm lượng lớn hơn 300mg/l thì nước bị cứng.

Nước cứng về mặt thị giác nhận biết thì chúng không khác gì nước thường. Tuy nhiên bên trong hỗn hợp nước này lại không chỉ chứa đơn thuần các phần từ hydro và oxy. Thay vào đó, chúng bị lẫn tạp nhiều nguyên tố hóa học khác, điển hình là canxi và magie.

Khi lượng cation canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) trong 1 lít nước có hàm lượng lớn hơn 300mg/l thì nước bị cứng. Khi hàm lượng này càng lớn thì nước càng cứng. Cứng ở đây không phải là nước chuyển sang thể rắn. Mà cứng nghĩa là nước không có độ trong, mềm mại của nước hoàn nguyên. Thay vào đó chúng có cáu cặn, không thể thực hiện tốt vai trò thanh tẩy và lọc rửa một cách tối ưu nhất.

Vai trò của hệ thống làm mềm nước lò hơi

Hệ thống làm mềm nước lò hơi được lắp đặt trong dây chuyền xử lý nước sạch đảm nhiệm công việc chính là xử lý nước cứng. Với công việc này, vai trò mà hệ thống thực hiện là vô cùng quan trọng:

  • Xử lý làm mềm nước khiến cho quá trình lọc diễn ra đơn giản hơn vì nước đã được loại bỏ các hợp chất hóa học gây cáu cặn nên trở nên tính khiết hơn đáng kể.
  • Xử lý làm mềm nước khiến cho màng lọc công nghệ được bảo vệ tốt hơn. Màng lọc lúc này sẽ chỉ tiếp xúc và lọc nước sau khi được làm mềm điều này khiến cho các khe lọc giảm áp lực và tác động của các cáu cặn dạng cứng, kích thước lớn. Bởi vậy mà độ bền và tuổi thọ của dây chuyền được nâng cao.
Xử lý làm mềm nước
Xử lý làm mềm nước

Xử lý làm mềm nước khiến cho màng lọc công nghệ được bảo vệ tốt hơn.

  • Đặc biệt quá trình này còn giúp cho dòng nước được di chuyển trong các hệ thống ống dẫn dễ dàng hơn. Từ đó giúp giảm hiện tượng tắc nghẽn, lắng cặn phía dưới mỗi lõi lọc. Điều này khiến cho hệ thống được tự động vệ sinh sạch  sẽ mà không cần can thiệp của con người, tất nhiên hệ quả cuối cùng là chi phí nhân công sẽ được cắt giảm đáng kể cùng với chi phí vệ sinh bảo trì dây chuyền lọc nước.

Tìm hiểu về lò hơi trong hệ thống làm mềm nước lò hơi

Lò hơi được sử dụng trong hệ thống, bộ phận làm mềm nước lò hơi chính là một thiết bị có khả năng chịu được áp lực lớn. Đồng thời thiết bị này còn đảm nhiệm vai trò làm hóa hơi chất lỏng (phân tử nước hoàn nguyên, không tính tạp chất trong nước) nhờ nhiệt năng được biến  đổi từ các nguồn năng lượng đầu vào tương ứng của hệ thống vận hành. Chất lỏng hóa hơi sẽ được sử dụng trực tiếp hoặc sẽ được biến đổi tiếp tục để tham gia các quá trình xử lý tiếp theo.

Lò hơi công nghiệp hiện này được lắp đặt vào trong các thiết bị lọc nước như là 1 nhân tố thiết yếu. Chúng giúp cho quá trình lọc, lắng cặn và xử lý nước tinh khiết được diễn ra với chất lượng tốt nhất.

Cấu tạo của bộ phần làm mềm nước lò hơi có gì?

Cấu tạo của bộ phần làm mềm nước lò hơi có gì?

Cấu tạo của bộ phần làm mềm nước lò hơi

Trong toàn bộ dây chuyền lọc xử lý nước, có rất nhiều các linh kiện được sử dụng để tạo nên một cấu tạo hoàn thiện cho hệ thống. Chẳng hạn như bộ phận lọc thô bao gồm có máy bơm nước, lõi lọc các sợi PP thô, bể chứa sau lọc thô và van xả. Còn đối với bộ phần hỗ trợ làm mềm phân tử nước bằng lò hơi, chúng cũng được tạo nên bởi nhiều yếu tố cấu tạo khác nhau. Vậy cụ thể các cấu tạo của bộ phận này có gì?

  • Cột lọc áp lực (cột lọc Composite): cột lọc này sẽ được lắp đặt với kích thước phù hợp với nhu cầu công suất của người sử dụng. Nếu công suất cần lọc nước lớn thì kích thước cột lọc tương tự cũng sẽ lớn hơn.
  • Các cấu kiện phục vụ cho cơ chế hoàn nguyên bao gồm có: bơm tái sinh, bơm tăng áp, bồn chứa nước tái sinh, bồn chứa nước thành phẩm
  • Vật liệu lọc dùng cho quá trình làm mềm nước: Thường thì vật liệu lọc này chính là các hạt nhựa trao đổi ion có gốc là Na+. Đôi khi dung dịch muối tái sinh cũng sẽ được sử dụng.

Quá trình vận hành của bộ phận làm mềm nước lò hơi

Cũng giống như  các bộ phận lọc khác, bộ phận làm mềm nước lò hơi cũng có nguyên lý hoạt động và quá trình vận hành riêng biệt nhất định.

Quá trình vận hành của bộ phận làm mềm nước lò hơi diễn ra như thế nào?

Quá trình vận hành của bộ phận làm mềm nước lò hơi diễn ra như thế nào?

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của hệ thống khá đơn giản. Nguồn nước được lọc và cần được làm mềm sẽ được đưa vào cột lọc bằng 1 áp suất nhất định. Tại đây, nước sẽ bắt đầu được tiếp xúc với các vật liệu lọc trong hệ thống để lọc loại bỏ các hợp chất gây cứng nước bao gồm Ca+ và  Mg+ cùng với 1 số hợp chất khác.

Nước sau khi được làm mềm sẽ tiếp tục được vận chuyển để làm sạch ở các bước tiếp theo. Còn vật liệu lọc của bộ phần làm mềm sẽ được làm sạch và tái sinh để sử dụng cho những quá trình kế tiếp.

Quá trình hoạt động

Quá trình vận hành cụ thể của hệ thống làm mềm nước sẽ được diễn ra với 5 giai đoạn.

hệ thống làm mềm nước
hệ thống làm mềm nước

Quá trình vận hành cụ thể của hệ thống làm mềm nước sẽ được diễn ra với 5 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Quá trình lọc (FILTER)

Ở giai đoạn này, nước được bơm vào cột lọc áp lực và các vật liệu lọc sẽ bắt đầu thực hiện quá trình phân tách các hợp chất làm cứng nước.  Cụ thể các hạt nhựa có gốc Na+ sẽ hút về các hợp chất làm cứng trong hỗn hợp nước và giữ lại. Trong khi đó các phân tử nước chứa hoàn toàn H2 và O2 sẽ được chuyển tiếp đến màng lọc công nghệ.

Ngoài các hạt nhựa trao đổi ion, dung dịch muối tái sinh cũng có thể được bổ sung vào hỗn hợp nước cứng để hòa tan các phân tử làm cứng.

Giai đoạn 2: Quá trình rửa ngược (BACKWASH)

Ở giai đoạn này, nước sẽ được cung cấp ngược lại để rửa sạch vật liệu lọc (các hạt nhựa) vừa làm mềm nước. Nước rửa các vật liệu này sau đó sẽ được thải bỏ qua một đường dẫn riêng biệt.

Giai đoạn 3: Quá trình rửa xuôi (SLOW RINSE/BRINE)

Sau khi rửa ngược kết thúc, quá trình rửa xuôi chậm  sẽ diễn ra. Nước được đưa vào rửa xuôi sẽ hút dung dịch muối trong vật liệu lọc. Nước rửa xong sẽ được thải tiếp ra ngoài.

Giai đoạn 4: Quá trình rửa nhanh (FAST RINSE)

Hệ thống lọc làm mềm nước sẽ được cấp nước áp suất lớn để rửa nhanh lại 1 lần nữa. Nước rửa này cũng sẽ được thải bỏ.

Giai đoạn 5: Quá trình trả nước về bồn muối tái sinh (REFILL)

Lúc này một phần nước sạch sau khi lọc sẽ được đưa về bồn muối tái sinh.  Nước này sẽ được hòa tan với dung dịch muối tái sinh để trở thành vật liệu lọc cho quá trình làm mềm nước tiếp theo. Giai đoạn 5 kết thúc, giai đoạn 1 sẽ được quay vòng tuần hoàn lại từ đầu.

hệ thống làm mềm nước

Giai đoạn 5 kết thúc, giai đoạn 1 sẽ được quay vòng tuần hoàn lại từ đầu.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đọc về bộ phận làm mềm nước lò hơi trong dây chuyền lọc xử lý nước sạch. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống. Ngoài ra nếu còn bất kỳ vấn đề gì cần được giải đáp chi tiết hay tham khảo mua sản phẩm bạn hãy truy cập website https://toana.vn/ của chúng tôi để được tư vấn nhé.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*