Vấn đề xử lý nước thải dệt nhuộm và các công nghệ áp dụng

Xử lý nước thải dệt nhuộm

Nước thải dệt nhuộm là loại nước thải được tạo ra từ quá trình dệt, nhuộm vải của ngành may mặc. Loại nước thải này có trữ lượng khá lớn và có độ ô nhiễm cao. Chính vì vậy việc xử lý nước thải dệt nhuộm trước khi xả thải và tái sử dụng là vô cùng quan trọng. Vậy bạn có biết những công nghệ xử lý nước thải nào đang được áp dụng hiệu quả trong quá trình này? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về vấn đề xử lý nước thải dệt nhuộm hiện nay

Hiện nay, ngành may mặc của nước ta đang có sự phát triển khá ổn định. Nhu cầu trong nước cao hơn và dây chuyền sản xuất để xuất khẩu cũng có sự tăng trưởng. Chính vì vậy mà ngành may mặc đang có năng suất hoạt động rất cao. Điều này không chỉ tạo ra nhiều sản phẩm mà đồng thời nguồn  nước thải được tạo ra cũng nhiều hơn.

nước thải của ngành dệt nhuộm

Với trữ lượng lượng cùng nồng độ ô nhiễm cao, nguồn nước thải của ngành dệt nhuộm luôn là một vấn đề rất được quan tâm.

Nước thải ngành dệt nhuộm có độ ô nhiễm rất cao

Với trữ lượng lượng cùng nồng độ ô nhiễm cao, nguồn nước thải của ngành dệt nhuộm luôn là một vấn đề rất được quan tâm. Khi phục vụ cho quá trình sản xuất vải, nhuộm vai hay phục vụ cho quá trình may mặc, nước bị lẫn nhiều tạp chất. Các hợp chất hóa học với màu và mùi độc hại cũng xuất hiện trong nước với mật độ rất lớn, hàm lượng cao.

Việc xử lý nước thải dệt nhuộm là rất cần thiết và phải được đầu tư bài bản

Đứng trước thực trạng trên, khi mà trữ lượng nước thải lớn và mang theo những nguy cơ gây ô nhiễm cao, việc xử lý nước thải dệt nhuộm là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, nguồn nước này cần được tận dụng để tại phục vụ cho các hoạt động khác. Hoặc nếu không chúng sẽ được xả thải ra sông hồ, biển, … Nếu quá trình xử lý, lọc nước để đảm bảo nước ở chất lượng ổn định nhất, các vấn đề:

  • Ô nhiễm môi trường
  • Phá hủy hệ sinh thái
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động sử dụng của con người sẽ trở nên vô cùng nghiêm trọng.
xử lý nước thải dệt nhuộm

Việc xử lý nước thải dệt nhuộm là rất cần thiết và phải được đầu tư bài bản

Có những công nghệ xử lý nào được áp dụng xử lý nước thải dệt nhuộm?

Hiện nay, khi mà mọi thứ đều cùng nhau phát triển và trở nên đa dạng hơn thì công nghệ xử thải cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Theo đó, có rất nhiều những phương pháp, công nghệ không ngừng được nghiên cứu, chế tạo và áp dụng để tạo ra những hiệu quả hoạt động tốt hơn cho các dây chuyển, hệ thống. Vậy trong dây chuyển xử lý nước thải dệt nhuộm hiện nay, có những công nghệ nào đáng được áp dụng?

Phương pháp xử lý keo tụ

Phương pháp keo tụ tạo bông và lắng cặn chính là một trong những phương pháp xử lý nước thải đang được ứng dụng khá phổ biến hiện nay.

Phương pháp keo tụ tạo bông và lắng cặn

Phương pháp keo tụ tạo bông và lắng cặn chính là một trong những phương pháp xử lý nước thải đang được ứng dụng khá phổ biến

Khi quá trình keo tụ diễn ra, nhiều hợp chất, các kim loại, cáu cặn và tạp chất trong nước sẽ được kết keo lại để tách khỏi các phân tử nước dễ dàng hơn. Từ đó mà các quá trình lọc phía sau sẽ diễn ra với hiệu quả cao hơn. Khi thực hiện phương pháp keo tụ, các “nhân tố” được sử dụng để hỗ trợ quá trình này bao gồm có:

  • Phèn (bao gồm có phèn nhôm, phèn sắt) và sữa vôi chua để khử màu, khử mùi trong nước thải cùng với 1 phần COD
  • Bông hydroxit sắt hoặc nhôm
  • Các polyme hữu cơ

Phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm bằng hấp thụ

Ngoài phương pháp keo tụ thì phương pháp hấp thụ cũng được xem là một trong những giải giáp xử lý nước thải dệt nhuộm rất tốt.

Phương pháp này sẽ được sử dụng thay thế khi mà phương pháp sinh học không thể xử lý được tối ưu các hợp chất hữu cơ quá nặng trong hỗn hợp nước thải. Nước thải của ngành dệt nhuộm được chia làm 2 loại. Bao gồm có loại nước thải dính những hợp chất của loại thuốc nhuộm hòa tan và loại nước thải dính những hợp chất của thuốc nhuộm không hòa tan. Dựa trên đặc điểm này mà phương pháp hấp thụ sẽ sử dụng:

  • Than tre, than hoạt tính, than nâu
  • Magie
  • Đất sét

Những nhân tố này sẽ tiến hành hút và hấp thụ tối đa các hợp chất hữu cơ tồn tại trong nước thải. Đồng thời chúng cũng có khả năng làm giảm 1 phần COD trong hỗn hợp nước.

Phương pháp xử lý nước thải ngành dệt nhuộm bằng oxy hóa

Phương pháp oxy hóa không phải là phương pháp được áp dụng riêng cho xử lý nước thải dệt nhuộm. Thay vào đó, nó được ứng dụng để xử lý rất nhiều loại nước thải khác nhau và cho ra hiệu quả rất tốt. Ưu điểm của phương pháp oxy hóa chính là khả năng khử rất tốt và lại tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như vận hành hệ thống.

Phương pháp xử lý nước thải ngành dệt nhuộm bằng oxy hóa

Phương pháp xử lý nước thải ngành dệt nhuộm bằng oxy hóa

Với phương pháp oxy hóa này, ozon hoặc không khí có chứa hàm lượng ozone cao sẽ được sử dụng như là nhân tô thực hiện xử lý chủ yếu. Ozon sẽ tiến hành khử nước và cũng như là các vấn đề về mùi nước. Không chỉ vậy, nhân tố này còn có khả năng làm giảm COD tốt hơn rất nhiều so với hai phương pháp vừa đề cập phía trên.

Phương pháp xử lý nước thải sinh học

Khả năng xử lý nước thải của phương pháp sinh học là khá tốt. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với những loại nước thải nói chung và nước thải ngành dệt nhuộm nói riêng có khả năng hòa tan hoặc chứa nhiều hợp chất dễ phân hủy.

Xử lý nước thải ngành dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học nhìn chung sẽ có ra hiệu quả xử lý màu, mùi, cặn bẩn. Tuy nhiên khâu xử lý bùn lại không thực sự quá tốt thậm chí giá thành phải đầu tư lại cao. Đó là chưa kể nếu ứng dụng phương pháp này cho nguồn nước có quá nhiều hàm lượng hợp chất vô cơ gây hại, chúng có thể tác động xấu ngược trở lại các vi sinh vật xử lý.

Khả năng xử lý nước thải của phương pháp sinh học là khá tốt.

Khả năng xử lý nước thải của phương pháp sinh học là khá tốt.

Bởi vậy, phương pháp này cần phải áp dụng đúng cho nguồn nước thải phù hợp thì mới không lãng phí và cho ra hiệu quả hoàn hảo nhất.

Phương pháp xử lý màng lọc

So với những phương pháp nêu trên, phương pháp xử lý màng lọc được coi là phương pháp tiên tiến, hiện đại nhất. Bên cạnh đó, hiệu quả xử lý cũng rất hoàn hảo cùng với chi phí đầu tư, vận hành không cao.

Lượng COD, cặn bẩn, tạp chất vô cơ,… có thể được làm sạch tối ưu qua hệ thống màng lọc trong dây chuyền vô cùng nhanh chóng và đơn giản. Chính điều này khiến cho phương pháp màng lọc ngày càng được nhiều nhà máy, xí nghiệp ưu tiên áp dụng trong dây chuyền của mình.

phương pháp dùng màng lọc để xử lý nước thải dệt nhuộm

So với những phương pháp nêu trên, phương pháp xử lý màng lọc được coi là phương pháp tiên tiến, hiện đại và tiết kiệm nhất.

Trên đây là một số những phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm được ứng dụng khá phổ biến và hiệu quả hiện nay. Hy vọng rằng bạn đọc qua đây có thể lựa chọn, cân nhắc và ứng dụng cho dây chuyền sản xuất của mình một phương pháp phù hợp nhất để tạo ra hiệu năng tốt nhất. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các vấn đề liên quan  hay muốn được tư vấn tham khảo giá, lắp đặt thiết kế và hướng dẫn vận hành, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với Toàn Á nhé. Truy cập vào địa chỉ website https://toana.vn/ và bạn sẽ được hỗ trợ tốt nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*