
Nước thải chế biến thực phẩm là gì? Nguồn nước thải này có những đặc điểm gì đặc biệt? Và quy trình xử lý nước thải chế biến thực phẩm được diễn ra như thế nào? Bạn đọc quan tâm và muốn được giải đáp chi tiết về những vấn đề này hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé. Công ty Cổ phần Môi trường Toàn Á sẽ giúp bạn giải đáp một cách toàn diện nhất.
Nước thải chế biến thực phẩm là gì?
Nước thải chế biến thực phẩm là nguồn nước đã qua sử dụng cho các hoạt động trong công nghiệp chế biến. Chúng đã được dùng qua một lần để phục vụ cho các mục đích sử dụng da dạng trong hoạt động sản xuất. Chính vì vậy nguồn nước này về cơ bản đã bị ô nhiễm và chất lượng không còn tốt như ban đầu.

Nước thải chế biến thực phẩm là nguồn nước đã qua sử dụng cho các hoạt động trong công nghiệp chế biến.
Nước thải chế biến thực phẩm cũng gặp những vấn đề như các loại nước thải thông thường. Tức là chúng cũng gặp các vấn đề về:
- Màu nước
- Mùi nước
- Độ tinh khiết trong nước
- Độ nhiễm khuẩn trong nước
- Tính axit, phèn, chua,…
Nước thải của quá trình chế biến thực phẩm sẽ được xả thải ra các hệ thống sông, ao hồ. Chình vì vậy mà nếu nước không được xử lý đạt tiêu chuẩn về chất lượng xả thải, chúng sẽ gây ra những ô nhiễm nghiêm trong cho nguồn nước.
Nước thải chế biến thực phẩm có những đặc điểm gì?
Mỗi một loại nước thải của một hoạt động chế biến, sản xuất riêng sẽ có những đặc điểm, tính chất riêng. Chính điều này sẽ quyết định đến những công nghệ, phương pháp và quy trình xử lý nước thải sao cho phù hợp nhất. Vậy nước thải chế biến thực phẩm có những đặc điểm gì?
- Nước thải này được tạo ra từ hoạt động cọ rửa vệ sinh khu chế biến, dụng cụ chế biến, nguyên vật liệu nấu ăn. Chính vì vậy trong nước sẽ có lượng dầu mỡ khá cao.
- Bên cạnh đó do đặc thù của ngành chế biến thực phẩm mà nguồn nước thải này còn chứa hàm lượng nito, photpho khá cao.
- Cùng với những đặc điểm trên, lượng nước thải này còn chứa hàm lượng protein, chất béo, và dầu mỡ cao
- Hàm lượng các thành phần hợp chất TSS, BOD, COD và vi khuẩn lẫn tạp trong nước là lớn
- Ngoài ra nguồn nước thải thực phẩm có độ mặn, màu, tinh bột..
- Đặc biệt mặc dù chứa nhiều hàm lượng chất hữu cơ nhưng nước thải trong chế biến thực phẩm lại có ít các chất độc hại.

Nước thải chế biến thực phẩm có những đặc điểm gì?
Nguyên lý xử lý nước thải chế biến thực phẩm
Tất cả các quá trình xử lý nước thải đều được vận hành dựa trên một nguyên lý nhất định. Và tất nhiên, điều này cũng không ngoại lệ với hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm. Vậy cụ thể nguyên lý nào được áp dụng cho quá trình này?
Nguyên lý được áp dụng cho quá xử lý nước thải này là nước được bơm vào hệ thống xử lý.

Nguyên lý xử lý nước thải chế biến thực phẩm là gì?
Quy trình tiến hành xử lý nước thải chế biến thực phẩm
Quy trình tiến hành xử lý nước thải chế biến thực phẩm diễn ra khá phức tạp với nhiều công đoạn. Quá trình này diễn ra dưới tác động đa chiều chứ không chỉ lọc và xử lý theo 1 chiều dọc hay 1 chiều ngang nhất định.
Theo trình tự nước xả thải sẽ được bơm vào hệ thống xử lý. Nguồn nước này sẽ được lọc và xử lý qua nhiều công đoạn, bể lọc, lõi lọc với trình tự như sau: Nước thải > hệ thống tác nước tĩnh > Hố thu gom > Bể tách dầu mỡ > Bể điều hòa > Bể phân phối > Bể sinh học UASB > Bể sinh học Anoxic > Bể sinh học Aerotank > Bể lắng > Bể trung gian > bể lọc áp lực > Bể khử trùng > Nguồn nhận nước thải sau khi xử lý.
Trong một chu trình lọc thể này, sẽ có những nhân tố bổ sung vào quá trình lọc để tạo ra hiệu quả tối ưu nhất cho hoạt động lọc. Cụ thể những nhân tố này bao gồm có:
- Bể chứa mỡ
- Bể chứa bùn
- Sân phơi bùn
- Máy thổi khí
- Hóa chất
- Thiết bị đốt khí thải

Quy trình tiến hành xử lý nước thải chế biến thực phẩm diễn ra như thế nào?
Trong quy trình xử lý nước thải chế biến thực phẩm này, quá trình phân hủy được diễn ra trong bể sinh học UASB được xem là quan trọng nhất. Điều này đảm bảo sẽ loại bỏ hoàn toàn chất hữu cơ trong nước để cho ra chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn xử lý tối ưu. Vậy bạn có biết quá trình phân hủy này diễn ra như thế nào?
Tìm hiểu chi tiết về quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước
Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải chế biến thực phẩm bao gồm có 4 giai đoạn. Cụ thể các giai đoạn này sẽ được đề cập ngay sau đây:
Giai đoạn 1: Tiến hành thủy phân, cắt mạch các lớp hợp chất
Giai đoạn đầu tiên trong quá trình phân hủy là hệ thống sẽ tiến hành thủy phân nước, các lớp hợp chất trong nước cũng được tiến hành cắt mạch. Việc thủy phân nước sẽ khiến cho protein trong nước được chuyển hóa thành amino axit. Trong khi đó, hàm lượng carbohydrates sẽ được thủy phân thành đường đơn. Còn lượng chất béo sẽ được chuyển thành các acid béo.

Giai đoạn đầu tiên trong quá trình phân hủy là hệ thống sẽ tiến hành thủy phân nước
Giai đoạn 2: Axit hóa nước thải
Ở giai đoạn này, các hàm lượng hợp chất hữu cơ đơn giản trong nước sẽ tiếp tục được thủy phân để chuyển hóa thành các hàm lượng axit axetic, H2 và CO2. Mục đích của quá trình này là để cân bằng lại độ pH trong nước thải. Đồng thời nó cũng sẽ tạo điều kiện để xử lý nước tốt hơn trong các công đoạn xử lý tiếp theo của hệ thống.
Giai đoạn 3: Acetate hóa trong nước thải
Sau khi tiến hành thủy phân và axit hóa, nước thải sẽ tiếp tục trải qua giai đoạn Acetate hóa.
Ở giai đoạn này, vi khuẩn acetate sẽ trực tiếp tham gia vào việc can thiệp xử lý nước thải. Vi khuẩn này sẽ tiến hành chuyển hóa các sản phẩm được tạo ra từ giai đoạn thứ 2 – axit hóa thành hàm lượng các chất acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.
Giai đoạn 4: Methane hoá trong nước
Methane hoá chính là giai đoạn cuối cùng trong quá trình phân hủy hữu cơ trong nước. Trong quá trình này, sản phẩm của quá trình Acetate hóa sẽ tiếp tục được phân hủy dưới tác động của metan. Theo đó hàm lượng các chất acetate, H2, CO2 và sinh khối mới cùng với methanol sẽ được chuyển thành hàm lượng methane, CO2 và sinh khối mới
Trong 4 giai đoạn này khi chúng được diễn ra, COD trong nước sẽ không suy giảm ở 3 giai đoạn đầu tiên. Chỉ khi giai đoạn thứ 4 – methane hóa trong nước hoàn tất, COD mới bắt đầu giảm xuống. Sau khi quá trình phân hủy hữu cơ trong nước hoàn tất, nguồn nước thải tiếp tục được truyền đến các bể xử lý tiếp theo trong hệ thống để thực hiện trọn vẹn quy trình xử lý.

Methane hoá chính là giai đoạn cuối cùng trong quá trình phân hủy hữu cơ trong nước.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến việc xử lý nước thải chế biến thực phẩm dành cho bạn đọc. Hy vọng nó sẽ giúp bạn có những hiểu biết hữu ích hơn trong vấn đề này. Bên cạnh đó nếu bạn có nhu cầu tư vấn về việc lắp đặt, thi công và vận hành về hệ thống xử lý nước thải bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình nhất. Và cuối cùng bạn cũng đừng quên ghé thăm website https://toana.vn/ của Toàn Á để tham khảo các sản phẩm và dịch vụ chúng tôi cung cấp nhé.
Để lại một phản hồi