Cùng Toàn Á tìm hiểu về quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy

Xử lý nước thải sản xuất giấy

Nước thải sản xuất giấy là nguồn nước được tạo ra sau khi đã phục vụ cho các hoạt động vệ sinh, cung cấp nước cho các giai đoạn trong ngành công nghiệp này. Vậy nước thải sản xuất giấy có cần phải xử lý trước khi xả thải hay không?  Nếu có thì phương pháp nào được áp dụng và quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy ra sao? Bạn đọc quan tâm hãy cùng Toàn Á tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Những điều cần biết về nước thải sản xuất giấy

Như đề cập ở đầu bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã biết được nước thải sản xuất giấy là gì rồi. Ở phần thông tin dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tính chất và đặc trưng của nguồn nước thải này. Cùng với đó tính cần thiết trong xử lý nước thải sản xuất giấy cũng sẽ được đề  cập.

Nước thải sản xuất giấy
Nước thải sản xuất giấy

Nước thải sản xuất giấy thực tế chiếm trữ lượng không hề nhỏ

Nước thải sản xuất giấy thực tế chiếm trữ lượng không hề nhỏ

So với những nguồn nước thải được tạo ra từ những ngành sản xuất khác, nước thải sản xuất chiếm trữ lượng không hề nhỏ. Tuy nhiên nhiều người lại lầm tưởng rằng ngành sản xuất giấy không tạo ra nhiều nước thải  đến thế.

Quy trình sản xuất giấy được diễn ra theo hai quá trình cơ bản. Đó là quá trình sản xuất ra thành phẩm giấy từ nguyên liệu, vật liệu thô. Và quá trình thứ hai là quá trình sản xuất ra thành phẩm giấy từ nguyên liệu là bột giấy. Trong toàn bộ các quá trình này, nước sẽ được sử dụng ứng dụng trong toàn bộ các khâu. Cụ thể:

  • Nước rửa gia công nguyên vật liệu thô
  • Nước phục vụ quá trình đun nấu nguyên vật liệu để lấy chất liệu sản xuất giấy
  • Nước phục vụ quá trình tẩy trắng chất liệu để tạo màu giấy
  • Nước rửa và cung cấp cho quá trình nghiền giấy
  • Nước tạo ra từ quá trình sấy, xeo giấy,…

Mỗi một lần sử dụng nước trong một khâu này đều trở thành nước thải và không thể tái sử dụng ngay. Trong khi đó, hiện nay, ngành công công nghiệp sản xuất này cũng có sự phát triển rất sôi động. Chính vì vậy trữ lượng tạo ra là không hề nhỏ.

Nước thải từ sản xuất giấy có sự ô nhiễm cao

Trong quá trình sản xuất giấy, nước tham gia góp mặt vào tất cả các khâu. Không chỉ vậy chúng còn tham gia quá trình tẩy, xeo giấy và tiếp xúc với nhiều hóa chất. Chính vì vậy chất lượng nước thải này hoàn toàn không hề sạch và chúng gặp vấn đề ô nhiễm khá cao.

Nước thải từ sản xuất giấy có sự ô nhiễm cao

Nước thải từ sản xuất giấy có sự ô nhiễm cao

Cụ thể, nước thải sản xuất giấy:

  • Chứa rất nhiều tạp chất
  • Nước thải có vấn đề về màu và hàm lượng BOD và COD rất cao
  • Nước thải chứa nhiều hợp chất hóa học độc hại và các hợp chất hữu cơ lớn
  • Đặc biệt trong nước thải từ hoạt động sản xuất giấy có khá nhiều những chất dễ phân hủy sinh học nên quá trình xử lý nước thải sản xuất giấy có thể được tận dụng yếu tố này khá tốt. Tuy nhiên trong nước thải này lại thiếu trầm trọng các vi sinh vật hiếu khí nên quá trình hiếu khí được xem là vô cùng quan trọng trong quá trình xử lý nước thải này.

Những phương pháp được áp dụng để xử lý nước thải sản xuất giấy

Cũng giống như các nguồn nước thải khác, nước thải sản xuất giấy có thể được xử lý thông qua nhiều phương pháp chứ không chỉ phụ thuộc vào một phương pháp cố định nào.

Phương pháp lắng trong xử lý nước thải sản xuất giấy

Phương pháp đầu tiên chúng ta phải kể đến trong các phương pháp  được áp dụng để xử lý nước thải sản xuất giấy chính là phương pháp lắng. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là lưu trữ nước trong bể lắng để tách các cặn bã, sợi bột giấy ra khỏi hỗn hợp nước. Từ đó giúp cho nước trước hết về cơ bản sẽ được lọc tối ưu các tạp chất cỡ lớn, dạng sợi.

Phương pháp lắng trong xử lý nước thải sản xuất giấy

Phương pháp lắng trong xử lý nước thải sản xuất giấy

Trong quá trình xử lý lắng nước thải, thời gian lắng cần được tính toán một cách cẩn thận. Bởi lẽ nếu lắng nhanh quá thì việc xử lý sẽ không đạt hiệu quả. Trong khi đó nếu lắng lâu quá sẽ khiến cho hiện tượng phân hủy yếm khí diễn ra. Điều này khiến cho bùn lắng không được loại bỏ hiệu quả và ngược trở lại khiến nước bị dính nhiều tạo chất lơ lửng hơn.

Phương pháp keo tụ hóa học

Phương pháp lắng sẽ được chủ yếu sử dụng để xử lý nước thải sản xuất giấy trong quá trình sản xuất dùng nguyên vật liệu thô. Trong khi đó, phương pháp keo tụ hóa học sẽ được ứng dụng để xử lý nước thải được tạo ra từ quá trình sản xuất với bột giấy. Bởi lẽ quá trình này có nhiều tạp chất, “rác thải” dạng hạt lơ lửng, nếu để lắng sẽ rất khó và không thể xử lý nước hiệu quả nhất.

Bằng phương pháp đông keo tụ hóa học những tạo chất nhỏ, tỷ trọng nhẹ hơn nước cùng với một số hóa chất độc hại và màu nước sẽ được xử lý hiệu quả. Các nhân tố được sử dụng chủ yếu để tham gia quá trình keo tụ này bao gồm có: hợp chất polyme, phèn (có phèn sắt, phèn nhôm) và vôi.

Phương pháp keo tụ hóa học

Phương pháp keo tụ hóa học

Phương pháp sinh học

Phương pháp sinh học được áp dụng để xử lý nguồn nước thải có các hợp chất hữu cơ ở dạng tan và chứa nhiều hợp chất của lignin. Đây chính là những nhân tố không có khả năng phân hủy yếm khí hoặc phân hủy vô cùng chậm. Tuy nhiên chúng lại không có mức độ ô nhiễm quá đậm đặc. Chính vì vậy mà các phương pháp sinh học được áp dụng sẽ cho hiệu quả rất tốt mà lại tiết kiệm được chi phí tối ưu.

Phương pháp sinh học

Phương pháp sinh học được áp dụng để xử lý nguồn nước thải có các hợp chất hữu cơ ở dạng tan

Tìm hiểu về quá trình xử lý nước thải sản xuất giấy.

Quá trình xử lý nước thải sản xuất giấy diễn ra với rất nhiều khâu và các bể xử lý đi kèm. Quá trình này được coi là khá phức tạo vì nước thải cần được xử lý kỹ lưỡng trước khi đưa ra xả thải hoặc tái sử dụng. Cụ thể toàn bộ quá trình xử lý có thể được hình dung như sau:

  • Nước thải được tạo ra trong toàn bộ quy trình sản xuất sẽ được đưa vào một nguồn dẫn. Đầu tiên chúng sẽ được cho chảy qua song/ lưới chắn rác để lọc thô nhằm loại bỏ những rác thải và tạp chất cỡ lớn.
  • Sau đó, nước được vận chuyển đến bể lắng cát  để diễn ra quá trình lọc lắng rồi chuyển vào hố thu gom nhằm điều chỉnh là nồng độ pH trong nước.
  • Trước khi được đưa vào bể xử lý với những phương pháp đặc trưng, nước thải được dẫn vào bể điều hòa để điều chỉnh lại lưu lượng nước tốt nhất.
  • Khi lưu lượng nước trở nên ổn định hơn, nước được lọc xử lý qua các bể lọc đặc trưng (lọc sinh học, hóa lọc, keo tụ tạo bông,…) rồi lần lượt được lọc qua bể kỵ khí, bể hiếu khí, bể khử trùng. Sau mỗi lần lọc ở các bể này, nước sẽ được cho vào bể lắng để lọc lại và điều chỉnh lưu lượng.
  • Sau khi được khử trùng sau, nguồn nước thải có thể đem đi xả thải hoặc tía sử dụng phục vụ các mục đích phù hợp.
Quá trình xử lý nước thải sản xuất giấy

Quá trình xử lý nước thải sản xuất giấy diễn ra với rất nhiều khâu và các bể xử lý đi kèm

Như vậy là toàn bộ quá trình xử lý nước thải sản xuất giấy cũng như những phương pháp áp dụng đã được đề cập chi tiết. Hy vọng bạn đọc sẽ tìm kiếm được những giải đáp cho những vấn đề bạn thắc mắc trong bài viết này. Tuy nhiên nếu có vấn đề nào chưa được giải đáp thấu đáo bạn có thể truy cập vào website https://toana.vn/ hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.