
Nước thải công nghiệp hay nước thải sinh hoạt sẽ được đổ ra các nguồn nước mặt. Tuy nhiên, trước khi xả thải, tất cả những nguồn nước này đều cần được xử lý để đạt 1 tiêu chuẩn nhất định nào đó Có như vậy, tài nguồn nước mới không bị ô nhiễm và có thể vào vệ môi trường tốt hơn. Vậy quá trình xử lý nguồn nước thải được diễn ra như thế nào? Và đâu là những hệ thống xử lý nước thải tốt nhất hiện nay?
Tổng quan về hoạt động xử lý nước thải
Trước khi tìm hiểu chi tiết về quá trình xử lý nước thải, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đôi chút về hoạt động xử lý xả thải này nhé.

Xử lý nước thải là việc mà nước thải sinh hoạt, sản xuất sẽ được xử lý, lọc qua một hệ thống theo những cơ chế nhất định.
Xử lý nước thải là việc mà nước thải sinh hoạt, sản xuất sẽ được xử lý, lọc qua một hệ thống theo những cơ chế, nguyên lý hoạt động nhất định. Quá trình lọc này được diễn ra với mục đích làm sạch cặn bẩn, cáu cặn, tạp chất cỡ lớn tồn dư trong nước. Đồng thời những hóa chất độc hại hay mùi nước ô nhiễm cũng sẽ được loại bỏ. Nguồn nước đầu ra thành phẩm sau khi lọc xong sẽ phải đáp ứng điều kiện xả thải theo quy định.
Nhờ vào quá trình xả thải này mà:
- Môi trường nước, đất và không khí được bảo vệ một cách tối ưu
- Giúp cho việc tái sử dụng nguồn nước xả thải trở nên hiệu quả hơn để tránh lãng phí tài nguyên nước
Quá trình xả thải có thể được thực hiện theo những công nghệ lọc, xử lý đa dạng khác nhau. Điều này tùy thuộc vào lựa chọn của khách hàng để tạo ra hiệu quả xử lý phù hợp nhất với những đặc điểm của nguồn nước thải. Các biện pháp xử lý xả thải bằng sinh học, hóa học hay vật lý cũng được ứng dụng linh hoạt để tạo ra hiệu quả tốt nhất.
Quá trình xử lý nguồn nước thải diễn ra như thế nào?
Mặc dù chúng ta đều biết rằng nước thải sau khi được xử lý sẽ trở nên sạch hơn để có thể xả ra nguồn nước mặt, nước ngầm. Tuy nhiên quá trình xử lý cụ thể như thế nào thì không phải ai cũng biết.

Quá trình xử lý nguồn nước thải diễn ra như thế nào?
Quy trình xử lý diễn ra nghiêm ngặt, khắt khe
Do nguồn nước thải sẽ được đổ ra các nguồn nước mặt: sông, suối, ao hồ và thậm chí là biển. Chính vì vậy chúng sẽ tạo ra những ảnh hưởng trực tiếp, mật thiết lên hệ thống nước nguồn này. Cũng bởi lý do đó mà nước thải cần phải được xử lý thật cẩn thận, bài bản để đảm bảo chúng không gây ra những tác động tiêu cực đến nguồn nước sống của nhân loại nói chung.
Hiện nay, tùy vào từng hệ thống xử lý nước thải khác nhau mà quá trình xử lý sẽ được vận hành theo những quy trình khác biệt. Tuy nhiên để bạn đọc có thể hình dung tổng quan nhất về hoạt động xử lý nguồn nước thải, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn về quy trình xử lý chung đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.
Quy trình xử lý nguồn nước thải phổ biến nhất hiện nay
Quy trình xử lý này gồm có 6 bước:
- Bước 1: Nước thải sẽ được đưa đi điều lưu và trung hòa ở bộ phận lọc đầu tiên trong hệ thống. Mục đích của quá trình này là để điều chỉnh lại lưu lượng và dòng chảy mạnh của nước thải xả vào, từ đó giúp cho quá trình lọc diễn ra được hiệu quả hơn mà không ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống.
- Bước 2: Keo tụ, tạo bông cặn và kết tủa: nước thải sẽ trải qua quá trình lọc này để loại bỏ tối đa các cặn bẩn, tạp chất và những rác thải lẫn tạp trong hỗn hợp nước.
- Bước 3: Tuyển nổi nước để tiếp tục chuyển đến bước xử lý tiếp theo
- Bước 4: Xử lý sinh học hiếu khi cho nước thải: nước thải sẽ được cấp oxy liên tục cùng với việc truyền vào nước những vi sinh vật hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ trong nước hiệu quả nhất.
- Bước 5: Lắng cặn: Nước được lọc lắng một lần nữa để đảm bảo tạo ra độ sạch nhất định cho nước thải sắp xả ra môi trường.
- Bước 6: Xử lý cấp 3 (Lọc, hấp phụ, trao đổi ion): nước sẽ được làm mềm và đạt được độ tinh khiết nhất định đảm bảo không gây hại cho môi trường nước nguồn.

Quy trình xử lý nguồn nước thải phổ biến nhất hiện nay gồm 6 bước
Đâu là những hệ thống công nghệ xử lý nước thải tốt nhất hiện nay?
Hiện nay, có rất nhiều những hệ thống công nghệ xử lý nước thải được tạo ra và ứng dụng vào trong các hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Tuy nhiên, không phải tất cả các hệ thống công nghệ xử lý nguồn nước thải đều có thể vận hành tốt và cho ra hiệu quả xử lý chất lượng như nhau. Sẽ chỉ có 1 vài cái tên nổi bật nhật và chúng được ứng dụng rộng rãi hơn cả. Vậy cụ thể những cái tên này là gì?

Đâu là những hệ thống công nghệ xử lý nước thải tốt nhất hiện nay?
Xử lý nước thải bằng hệ thống điều lưu
Hệ thống xử lý nước thải tốt nhất hiện nay đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc chính là hệ thống xử lý điều lưu.
Điều lưu là việc kiểm soát, điều chỉnh lưu lượng dòng chảy của nguồn nước thải đưa vào hệ thống. Những biến động về đặc tính của nước thải khi thực hiện điều lưu sẽ được giảm thiểu tối đa nhằm tạo ra điều kiện vận hành tốt nhất cho các bước tiếp theo trong quá trình xử lý.
Cụ thể những “Công việc” mà hệ thống điều lưu này sẽ thực hiện bao gồm có:
- Điều chỉnh biến thiên lưu lượng nước thải cho ổn định nhất
- Giảm thiểu sự biến động về hàm lượng và và đặc tính của nước thải một cách tối ưu
- Kiểm soát và cân bằng 1 phần độ pH trong nước
- Đồng thời, bể điều lưu còn đảm nhiệm vai trò cố định các chất gây hại để lọc nước cơ bản bước đầu hỗ trợ tốt hơn cho các quá trình tiếp theo.

Xử lý nước thải bằng hệ thống điều lưu
Xử lý nước thải bằng hệ thống trung hoà
Ngoài hệ thống điều lưu, việc xử lý nước thải bằng hệ thống trung hòa cũng là một công nghệ được áp dụng rộng rãi hiện nay. Đa phần nguồn nước thải sản xuất, sinh hoạt đều có độ pH không ổn định. Có khi chúng chứa quá nhiều axit có lúc pH lại quá thấp. Điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến nước nguồn nếu quá trình xả thải diễn ra mà không xử lý.
Có 3 phương thức được sử dụng trong hệ thống trung hòa để xử lý nước. Cụ thể bao gồm:
- Trộn lẫn nước thải có pH acid và nước thải có pH bazơ. Hai loại nước thải này một loại có pH cực cao, 1 loại lại có pH cực thấp. Việc trộn hai loại nước thải này sẽ khiến độ pH được cân bằng tối ưu.
- Trung hòa nước thải Acid: Để trung hòa nước thải này, nguồn nước sẽ được cho chảy qua một lớp đá vôi để trung hoà. Hoặc đơn giản hơn, vôi sẽ được cho vào hệ thống xử lý xả thải để tạo lắng cặn tạp chất, trung hòa pH tốt hơn.
- Trung hòa nước thải kiềm: Người ta sẽ sử dụng khi cacbonic để trung hòa nước thải có độ pH thấp. Cụ thể khi sục CO2 vào nước thải, hợp chất sẽ tạo thành tạo thành acid carbonic và trung hòa tạo ra độ pH ổn định cho nước.

Xử lý nước thải bằng hệ thống trung hoà
Một số công nghệ xử lý khác
Bên cạnh hai hệ thống công nghệ được đề cập trên đây, chúng ta vẫn còn 1 số cái tên hệ thống cũng có chất lượng hoạt động khác tốt. Cụ thể gồm có:
- Xử lý thông qua công nghệ keo tụ và tạo bông cặn
- Xử lý nước thải bằng hệ thống kết tủa
- …
Trên đây là một số những chia sẻ của Toàn Á về hệ thống và công nghệ xử lý nước thải dành cho bạn đọc. Nếu bạn đang có nhu cầu đầu tư để sử dụng hệ thống này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất nhé. Ngoài ra, bạn có thể truy cập vào địa chỉ website https://toana.vn/ để tham khảo nhiều hơn những sản phẩm và công trình mà đơn vị chúng tôi đã thi công.
Leave a Reply